Ngày nay, gỗ công nghiệp đang được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất, đặc biệt là những ngôi nhà mang phong cách hiện đại. Vậy gỗ công nghiệp là gì? các loại gỗ công nghiệp có ưu, nhược điểm gì mà lại được yêu thích như vậy. Hãy cùng Kitos tìm hiểu nhé!
Gỗ công nghiệp là gì?
Để trả lời cho câu hỏi gỗ công nghiệp là gì, chúng ta cần hiểu thuật ngữ “gỗ công nghiệp” dùng để phân biệt với loại “gỗ tự nhiên” – là loại gỗ lấy từ thân cây gỗ. Còn gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ. Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.
Ưu, nhược điểm của các loại gỗ công nghiệp là gì?
Các loại gỗ công nghiệp là gì?
Các loại gỗ công nghiệp được chia thành các loại dựa vào chất liệu cốt gỗ. Lựa chọn được một loại cốt gỗ tốt sẽ đảm bảo được độ bền và tuổi thọ của sản phẩm. Hiện nay có các loại cốt gỗ cơ bản sau:
Gỗ công nghiệp cốt gỗ ván dăm MFC:
Đây là loại cốt gỗ công nghiệp được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su...), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly, cốt gỗ công nghiệp ván dăm có nhiều loại như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen… Kích thước tấm ván gỗ công nghiệp theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.
Cốt ván dăm có đặc điểm là không mịn, nhìn bằng mắt thường bạn cũng có thể dễ dàng phân biệt các dăm gỗ. Đa phần các sản phẩm như bàn làm việc, tủ đều sử dụng loại gỗ công nghiệp này.
Gỗ công nghiệp cốt gỗ ván dăm MFC là gì?
Gỗ công nghiệp cốt ván dăm được chủ yếu được phủ nhựa Melamine (gọi là cốt gỗ MFC) tạo thành nguyên liệu phục vụ tạo ra các sản phẩm nội thất văn phòng: bàn văn phòng cao cấp, tủ tài liệu văn phòng,...
Gỗ công nghiệp cốt gỗ MDF:
MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Đây là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước tấm ván: 1220mm x 2440mm.
Bạn có thể nhìn thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa ván dăm và ván mịn. Đúng như tên gọi, ván mịn nhìn bằng mắt thường đều thấy được sự nhẵn nhụi, bằng phẳng của bề mặt cốt gỗ. Với công nghệ phức tạp hơn, nên MDF có giá trị cao hơn so với ván dăm tuy nhiên giá gỗ công nghiệp mdf lại không hề cao.
Có 4 loại gỗ công nghiệp MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia là:
- Gỗ công nghiệp MDF dùng trong nhà (các sản phẩm nội thất).
- Gỗ công nghiệp MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
- Gỗ công nghiệp MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hỏi phải chà nhám nhiều.
- Gỗ công nghiệp MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (Veneer).
Cửa gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp cốt gỗ HDF:
Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard.
Quy trình tạo nên gỗ công nghiệp HDF diễn ra như sau: Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối, luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ công nghiệp HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.
Xem ngay: 10+ mẫu cửa gỗ đẹp hiện đại và sang trọng
Ưu, nhược điểm của các loại gỗ công nghiệp là gì?
Ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp MFC là gì?
*Ưu điểm của gỗ công nghiệp MFC là gì?
- Gỗ công nghiệp MFC có độ bền cơ lý và độ bền của màu sắc rất tốt
- Gỗ công nghiệp MFC có màu sắc đa dạng và giá thành rẻ hơn gỗ thường
- Giá thành gỗ rẻ hơn nhiều so với các loại gỗ công nghiệp khác. Ví dụ như gỗ công nghiệp MFC sẽ rẻ hơn gỗ công nghiệp MDF khoảng 60%.
- Màu sắc đều, phong phú và kiểu dáng sang trọng tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho sản phẩm.
- Đồng thời gỗ công nghiệp MFC được phủ lớp Melamine có khả năng chống trầy xước, thấm nước và chống va đập tốt. Nhất là khả năng chống mối mọt, vi khuẩn, hóa chất tốt và rất thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng.
- Gỗ công nghiệp MFC có khả năng chịu nhiệt tốt và dễ dàng lau chùi vệ sinh
*Nhược điểm của gỗ công nghiệp MFC là gì?
- Ván gỗ nặng
- Độ chịu dẻo kém hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác
- Gỗ công nghiệp MFC là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và kéo nên không ưa nước. Khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng bị hở ván, bung mảng.
Ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp HDF là gì?
*Ưu điểm của gỗ công nghiệp HDF là gì?
- Chống ẩm, chống trầy xước tốt dẫn đến việc khắc phục được hoàn toàn nhược điểm của gỗ tự nhiên
- Có tính cách âm, cách nhiệt tốt nên thường được ứng dụng rộng rãi trong các không gian phòng học, văn phòng, khách sạn, nhà ở.
- Độ cứng cao, chịu được tải trọng khá lớn
- HDF có khả năng bắt ốc vít rất tốt, luôn cho ra những đồ nội thất có độ bền cao
- Bề mặt rất mịn, nhẵn bóng và đồng nhất nên có thể dễ dàng được sơn hoặc ép các bề mặt trang trí như melamine, laminate, veneer,…
- Thân thiện với sức khỏe và môi trường (trên 80% thành phần là gỗ tự nhiên)
- Giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng và cửa ra vào.
*Nhược điểm của gỗ công nghiệp HDF là gì?
- Giá của HDF cao nhất trong các loại gỗ công nghiệp
- Khá khó để có thể phân biệt MDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường
- Chỉ thi công được nội thất ở dạng phẳng lì hoặc kết hợp các các nẹp chỉ để làm điểm nhấn, không làm được dạng panel.24
Ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp HDF là gì?
*Ưu điểm của gỗ công nghiệp HDF là gì?
- Bảng giá các loại gỗ công nghiệp: Gia công cửa gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn cửa gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như cửa gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy cửa gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với cửa gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau.
- Cong vênh: Cửa gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cửa phẳng và sơn các loại màu sắc theo ý mình
- Thời gian thi công, sản xuất: Công đoạn chỉ cần phải cắt, ghép, dán và xẻ gỗ nên công đoạn nhanh hơn nhiều so với thi công cửa gỗ tự nhiên
- Cửa gỗ công nghiệp có ưu thế nữa là giá thành rẻ, dễ gia công, lắp đặt và có nhiều kiểu dáng phù hợp cho khách hàng lựa chọn.
*Nhược điểm của gỗ công nghiệp HDF là gì?
- Hạn chế của cửa gỗ công nghiệp là nặng, làm tăng tải trọng cho nền móng công trình và giá khá cao.
- Gỗ sẽ không bền lâu trong môi trường nước, ẩm ướt – gây hư mục và bị biến dạng, cong vênh hay co nhót dưới tác động của nắng trời, nhất là đặt cửa ở những hướng có ánh nắng chiếu trực tiếp. Do đó, ứng dụng những loại cửa này trong công trình thường làm cửa phòng hoặc đặt ở những nơi không bị mưa nắng hắt, tạt trực tiếp. Nhưng, vẫn có thể sử dụng làm cửa đi chính hay cửa sổ nhưng mặt cửa gỗ công nghiệp phải nằm lùi vào trong ban công có mái đón, nằm trong khoảng sân đệm của không gian nhà.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc “gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ công nghiệp có ưu, nhược điểm gì?” của bạn. Mong rằng những kiến thức Kitos đem đến có ích với bạn.
Đừng quên liên hệ với Kitos tại Kitos.com.vn để được tư vấn và miễn phí lắp đặt các sản phẩm khóa cửa thông minh hiện đại, đẹp và an toàn nhất cho căn hộ, văn phòng, khách sạn… của bạn nhé!
bảng giá các loại gỗ công nghiệp| gỗ công nghiệp hdf| giá thành các loại gỗ công nghiệp|cửa gỗ công nghiệp là gì| ván gỗ công nghiệp| ván gỗ công nghiệp giá rẻ| gỗ công nghiệp an cường
Bài viết có bản quyền sở hữu tại website https://kitos.com.vn/
Source : https://ift.tt/379VJks
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét